Quy hoạch Đà Nẵng trong tương lai tạo đà cho thị trường địa ốc phát triển
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng vừa ký quyết định phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Trong đó:
- Phạm vi nghiên cứu trực tiếp gồm toàn bộ địa giới hành chính thành phố Đà Nẵng với tổng diện tích 128.543 ha.
- Phạm vi nghiên cứu gián tiếp gồm khu vực các địa phương và vùng kinh tế liền kề với thành phố Đà Nẵng.
Về đánh giá thực trạng phát triển đô thị, trong đó, căn cứ tầm nhìn theo quy hoạch Đà Nẵng đến năm 2030 là “xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trở thành thành phố đặc biệt cấp quốc gia, hướng tới đô thị cấp quốc tế và phát triển bền vững”.
Để xây dựng tầm nhìn mới theo ý tưởng “Đà Nẵng phấn đấu trở thành thành phố xanh, hiện đại – thông minh, mang tính toàn cầu và có bản sắc, với các đặc trưng:
- Thành phố xanh
- Thành phố hiện đại – thông minh: có kết cấu hạ tầng kỹ thuật và cơ chế quản lý hiện đại, ứng dụng các công nghệ hiện đại trên nền tảng cách mạng công nghiệp 4.0
- Thành phố toàn cầu: có khả năng và sức hút kết nối toàn cầu
- Thành phố có bản sắc riêng: đáng sống và đáng nhớ”
UBND TP Đà Nẵng cho biết, quy hoạch xây dựng thành phố triển khai theo hai giai đoạn, giai đoạn đầu thực hiện đến năm 2020, giai đoạn 2 thực hiện đến năm 2030.
Theo đó, các chương trình và dự án ưu tiên trong giai đoạn đầu:
- Về hạ tầng xã hội có nhà hát, thư viện; các khu du lịch tại Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Bà Nà, nam Hải Vân; các làng đại học tại Hòa Quý, Hòa Liên, Hòa Phong, Hòa Tiến, khu liên hợp thể thao Hòa Xuân; công viên biển Sơn Trà; sân golf Hòa Phong – Hòa Phú.
- Về hạ tầng kỹ thuật có mở rộng cảng Tiên Sa, cảng du lịch Sông Hàn, khơi thông sông Cổ Cò, mở rộng nhà ga hàng không, di dời nhà ga đường sắt, đường cao tốc Đà Nẵng – Dung Quốc…, xây dựng khu công nghiệp Hòa Khương.
Theo đánh giá của UBND thành phố, Đà Nẵng trong 30 năm sau sẽ là thành phố “Đáng sống, đa dạng, hấp dẫn, thân thiện và phát triển bền vững”. Đà Nẵng sẽ học tập hình mẫu phát triển đô thị từ Singapore.
Đến năm 2030, Đà Nẵng xác định quy mô dân số khoảng 2,5 triệu người nên hạ tầng kỹ thuật đô thị phải đảm bảo.
- Về giao thông, không để xảy ra kẹt xe, trong đó ngay từ năm 2013 triển khai tuyến giao thông vành đai từ Hòa Quý – Hòa Châu – Hòa Tiến – Hòa Phong – giáp đường Nguyễn Tất Thành. Tuyến đường bộ 14B vươn dài qua Lào, Thái Lan.
- Về đường thủy, tập trung tuyến Cổ Cò – Hội An, Cu Đê – Hòa Bắc. Đầu tư xây dựng các tuyến xe buýt, xe điện ngầm. Đối với sân bay Nước Mặn, không quy hoạch làm khu dân cư mà làm sân bay taxi với các dịch vụ bay mặt đất, máy bay thủy phi cơ cho dịch vụ bay biển.
- Hệ thống cầu cần bổ sung quy hoạch các cây cầu mới đoạn Cầu Đỏ – Túy Loan. Khu vực nội thị làm rõ các quy hoạch về hệ thống cầu vượt, bãi đỗ xe ngầm, đỗ xe trên cao… Đến năm 2018 phải thực hiện 100% nước thải thu gom đều được xử lý.
- Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật về nền xây dựng 1% có khả năng chống ngập với tần suất từ 20 -100 năm ngập một lần. Quy hoạch lại hạ tầng thoát nước mưa, ứng phó biến đổi khí hậu. Đầu tư xây dựng mới nhà máy cấp nước trên sông Cu Đê để đảm bảo cung cấp nguồn nước. Nâng cao chất lượng xử lý nước thải, xử lý vệ sinh môi trường. Đảm bảo cung cấp nguồn điện an toàn…
Bên cạnh đó, cần đánh giá:
- Lợi thế và hạn chế do vị trí địa lý, bối cảnh tương quan quốc tế và khu vực, bối cảnh tương quan trong nước, bối cảnh vùng.
- Xu thế phát triển của chuỗi đô thị ven biển tại miền Trung đối với quy hoạch và phát triển của thành phố Đà Nẵng.
- Hiện trạng phát triển kinh tế thành phố Đà Nẵng thông qua các chỉ số kinh tế đô thị. Xác định cơ cấu nghề nghiệp, tỷ lệ dân số, lao động, tình hình phân bố dân cư, thu nhập, các hiện tượng dịch cư, các vấn đề do đô thị hóa.
Đồng thời, phân tích, đánh giá về:
- Hiện trạng sử dụng đất.
- Cấu trúc phân bố các chức năng chính, cấu trúc cảnh quan, các khu vực nổi bật như cửa ngõ đô thị, các khu trung tâm, quảng trường, khu cây xanh, khu vui chơi giải trí, khu chức năng đặc thù, không gian ven biển.
- Thực trạng phát triển của đô thị về đô thị hóa, không gian xanh, điểm nhấn kiến trúc, quản lý đô thị…
Với định hướng phát triển, quy hoạch Đà Nẵng trong tương lai đã tác động mạnh mẽ đến thị trường bất động sản của thành phố. Giới kinh doanh bất động sản cũng đánh giá trong vòng 2 năm đổ lại đây bất động sản Đà Nẵng đã nhanh chóng trở thành điểm nóng thị trường địa ốc khu vực miền Trung.
Nhìn lại Quý I/2019, thị trường Bất động sản Đà Nẵng đã trải qua nhiều biến động. Thời điểm sau Tết Nguyên đán, thị trường ghi nhận sức nóng từ việc giá cả tăng phi mã chỉ trong thời gian ngắn. Mức giá bị đẩy lên gấp 200-300% giá của thời điểm cuối năm 2018. Sau thời điểm giá bất động sản lên đỉnh, thị trường Đà Nẵng cũng mau chóng hạ tốc chỉ trong giai đoạn đầu tháng 3/2019. Các giao dịch đứt quãng, không liền mạch, trong khi giá cả đất nền đã giảm hơn so với thời điểm trước đó.
Tuy nhiên, các chuyên gia địa ốc vẫn nhận định rằng từ giữa Quý II/2019, sức hút phân khúc đất nền sẽ mau chóng trở lại, khi quỹ đất tại Đà Nẵng ngày càng khan hiếm. Đặc biệt hàng loạt dự án khởi công tại ven sông Hàn tạo ra cú hích cho các nhà đầu tư trở lại sau giai đoạn lặng sóng vừa qua.