Những điểm lưu trú dưới đây được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vinh danh vào top 10 khách sạn 5 sao tốt nhất Việt Nam trong lễ trao tặng “Giải thưởng Du lịch Việt Nam năm 2019”.
Intercontinental Danang Sun Penisula Resort (Đà Nẵng):
Đây là địa điểm lưu trú sang chảnh, đẳng cấp cho du khách nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng. Resort 5 sao này có bãi biển riêng, các biệt thự ven biển, hồ bơi lớn ngoài trời và trung tâm spa. Từ sân bay Đà Nẵng, du khách mất khoảng 45 phút di chuyển đến resort. Điểm lưu trú cũng gần các danh thắng nổi tiếng như Ngũ Hành Sơn, khu di tích Mỹ Sơn… Giá phòng tại Intercontinental Danang trong mùa cao điểm du lịch khoảng 10-12 triệu đồng/phòng/đêm.
Metropole Ha Noi (Hà Nội):
Khách sạn nằm tại trung tâm thủ đô Hà Nội, được xây dựng từ năm 1901, mang kiến trúc Pháp cổ điển. Metropole là khách sạn 5 sao đầu tiên và lâu đời nhất ở Hà Nội. Đây là nơi thường xuyên diễn ra những cuộc gặp gỡ cấp cao của các nguyên thủ quốc gia. Mức giá lưu trú tại khách sạn Metropole dao động từ 4-8 triệu đồng/phòng/đêm. Do xây dựng đã lâu, điểm lưu trú này cũng có nhiều hạn chế với nhu cầu của du khách hiện đại như diện tích phòng nhỏ, ít ổ cắm điện, các món Việt không đa dạng…
JW Marriott Hotel Hanoi (Hà Nội):
Nằm phía tây Hà Nội, khách sạn JW Marriott có kiến trúc hiện đại ấn tượng. Từ sân bay Nội Bài, du khách mất khoảng 35 phút di chuyển đến đây. Ẩm thực tại khách sạn đa dạng các món Việt, Nhật, Hàn, Trung, Địa Trung Hải, cho du khách nhiều lựa chọn. Mặc dù chất lượng phục vụ, phòng nghỉ tại đây luôn được nhiều đánh giá cao, vẫn còn một số hạn chế khiến du khách chưa hài lòng. “Bể bơi nhiều mùi hóa chất”, “nhân viên lễ tân chưa chuyên nghiệp”, “xa trung tâm thành phố”… là những trải nghiệm chưa thoải mái của một vài khách từng ghé JW Marriott Hà Nội. Mức giá lưu trú: 8-10 triệu đồng/phòng/đêm.
Four Seasons The Nam Hải Resort (Quảng Nam):
Điểm lưu trú này nằm dọc bãi biển Hà My hoang sơ, yên bình của Hội An (Quảng Nam). Khu nghỉ dưỡng bao gồm các dãy biệt thự ven biển, hồ bơi ngoài trời sát biển, sân tennis… Du khách nghỉ dưỡng tại đây mất khoảng 10 phút di chuyển đến phố cổ Hội An. Sở hữu vị thế đẹp, dịch vụ hạng sang, nên giá phòng tại đây cao, dao động từ 19-20 triệu đồng/phòng/đêm.
Rex Hotel (TP.HCM):
Khách sạn Bến Thành Rex là điểm lưu trú hạng sang nổi tiếng Sài Gòn, có vị thế đẹp ngay giữa phố đi bộ Nguyễn Huệ. Từ khách sạn, du khách dễ dàng di chuyển đến các điểm du lịch, khu vui chơi ở TP.HCM như Nhà hát Lớn, chợ Bến Thành… Mức giá lưu trú: 3-3,5 triệu đồng/phòng/đêm. Với mức giá này, nhiều du khách phản ảnh trên các diễn đàn du lịch, đồ ăn sáng tại đây không hấp dẫn, chất lượng dịch vụ chưa tương xứng với giá phòng.
Laguna Lăng Cô (Huế):
Du khách đến Huế đang tìm kiếm không gian nghỉ dưỡng sang trọng, đẩng cấp có thể ghé Laguna Lăng Cô. Điểm lưu trú này được chia thành nhiều khu, trong đó khu gia đình gồm các biệt thự, có hồ bơi riêng, kiến trúc mang đậm nét kiến trúc Á Đông. Mỗi căn biệt thự gia đình tại Laguna Lăng Cô có giá khoảng 5-10 triệu đồng/đêm. Ảnh: carriesbucketlist, Le Ha Truc.
Vinpearl Resort & Spa Halong (Quang Ninh):
Khu nghỉ dưỡng này nằm tại đảo Rêu, gần sân bay quốc tế Cát Bi, sở hữu nhiều tiện nghi đẳng cấp chuẩn 5 sao. Mức giá tại đây dao động từ 3-5 triệu đồng/phòng/đêm, phù hợp với nhiều đối tượng du khách. Tuy nhiên, nhiều khách du lịch đi theo gia đình đánh giá phòng nghỉ tại đây có diện tích hơi nhỏ. Ảnh: Phạm Lan Hương.
Dalat Palace (Lâm Đồng):
Dalat Palace là khách sạn lâu đời tại thành phố Đà Lạt. Trước đây địa điểm này có tên Langbian Palace, được xây dựng năm 1916 và hoàn thành năm 1922. Dalat Palace mang nét hoài cổ, đậm lối kiến trúc Pháp. Giá phòng tại đây dao động từ 2,7-3,2 triệu đồng/phòng/đêm. Mặc dù nổi tiếng, nhiều du khách nhận xét khách sạn này vẫn còn một số điểm trừ như đường truyền Internet không ổn định, đồ ăn không đa dạng, chủ yếu là các món kiểu Âu.
Intercontinental Nha Trang (Khánh Hòa):
Vì là điểm du lịch nổi tiếng, Nha Trang sở hữu nhiều thiên đường nghỉ dưỡng sang trọng cho du khách lựa chọn. Trong đó, Intercontinental Nha Trang là một trong 10 khách sạn vào top 10 khách sạn 5 sao tốt nhất Việt Nam. Mức giá lưu trú tại đây khoảng 3,5-4,5 triệu đồng/phòng/đêm. Tuy nhiên, nhiều du khách Việt than trời vì điểm nghỉ dưỡng này có nhiều khách làm ồn, ý thức kém.
Grand Hotel Saigon (TP.HCM):
Grand Hotel Saigon là một trong những khách sạn hạng sang lâu đời tại TP.HCM. Từ sân bay Tân Sơn Nhất, du khách mất khoảng 30 phút di chuyển đến đây. Khách sạn tọa lạc tại trung tâm quận 1, gần các điểm mua sắm, giải trí sầm uất. Mức giá lưu trú: 2,5-3 triệu đồng/phòng/đêm.
“Giải thưởng Du lịch Việt Nam” là danh hiệu cao quý nhất của ngành Du lịch do Bộ Văn Hoá, Thể thao và Du Lịch tổ chức 20 năm qua.
Giải thưởng nhằm thúc đẩy phong trào thi đua trong toàn ngành, nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm, tính chuyên nghiệp, thương hiệu của các doanh nghiệp du lịch, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển du lịch Việt Nam. Ngày 15/7, lễ trao giải “Giải thưởng Du lịch Việt Nam” đã tôn vinh các đơn vị là ngọn cờ đầu của ngành Du lịch Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành, khách sạn, cung ứng dịch vụ du lịch trên cả nước.
Năm nay, cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch và đơn vị truyền thông là 2 lĩnh vực mới, được tôn vinh trong lễ trao giải.
Những điểm lưu trú dưới đây được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vinh danh vào top 10 khách sạn 5 sao tốt nhất Việt Nam trong lễ trao tặng “Giải thưởng Du lịch Việt Nam năm 2019”.
Intercontinental Danang Sun Penisula Resort (Đà Nẵng):
Đây là địa điểm lưu trú sang chảnh, đẳng cấp cho du khách nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng. Resort 5 sao này có bãi biển riêng, các biệt thự ven biển, hồ bơi lớn ngoài trời và trung tâm spa. Từ sân bay Đà Nẵng, du khách mất khoảng 45 phút di chuyển đến resort. Điểm lưu trú cũng gần các danh thắng nổi tiếng như Ngũ Hành Sơn, khu di tích Mỹ Sơn… Giá phòng tại Intercontinental Danang trong mùa cao điểm du lịch khoảng 10-12 triệu đồng/phòng/đêm.
Metropole Ha Noi (Hà Nội):
Khách sạn nằm tại trung tâm thủ đô Hà Nội, được xây dựng từ năm 1901, mang kiến trúc Pháp cổ điển. Metropole là khách sạn 5 sao đầu tiên và lâu đời nhất ở Hà Nội. Đây là nơi thường xuyên diễn ra những cuộc gặp gỡ cấp cao của các nguyên thủ quốc gia. Mức giá lưu trú tại khách sạn Metropole dao động từ 4-8 triệu đồng/phòng/đêm. Do xây dựng đã lâu, điểm lưu trú này cũng có nhiều hạn chế với nhu cầu của du khách hiện đại như diện tích phòng nhỏ, ít ổ cắm điện, các món Việt không đa dạng…
JW Marriott Hotel Hanoi (Hà Nội):
Nằm phía tây Hà Nội, khách sạn JW Marriott có kiến trúc hiện đại ấn tượng. Từ sân bay Nội Bài, du khách mất khoảng 35 phút di chuyển đến đây. Ẩm thực tại khách sạn đa dạng các món Việt, Nhật, Hàn, Trung, Địa Trung Hải, cho du khách nhiều lựa chọn. Mặc dù chất lượng phục vụ, phòng nghỉ tại đây luôn được nhiều đánh giá cao, vẫn còn một số hạn chế khiến du khách chưa hài lòng. “Bể bơi nhiều mùi hóa chất”, “nhân viên lễ tân chưa chuyên nghiệp”, “xa trung tâm thành phố”… là những trải nghiệm chưa thoải mái của một vài khách từng ghé JW Marriott Hà Nội. Mức giá lưu trú: 8-10 triệu đồng/phòng/đêm.
Four Seasons The Nam Hải Resort (Quảng Nam):
Điểm lưu trú này nằm dọc bãi biển Hà My hoang sơ, yên bình của Hội An (Quảng Nam). Khu nghỉ dưỡng bao gồm các dãy biệt thự ven biển, hồ bơi ngoài trời sát biển, sân tennis… Du khách nghỉ dưỡng tại đây mất khoảng 10 phút di chuyển đến phố cổ Hội An. Sở hữu vị thế đẹp, dịch vụ hạng sang, nên giá phòng tại đây cao, dao động từ 19-20 triệu đồng/phòng/đêm.
Rex Hotel (TP.HCM):
Khách sạn Bến Thành Rex là điểm lưu trú hạng sang nổi tiếng Sài Gòn, có vị thế đẹp ngay giữa phố đi bộ Nguyễn Huệ. Từ khách sạn, du khách dễ dàng di chuyển đến các điểm du lịch, khu vui chơi ở TP.HCM như Nhà hát Lớn, chợ Bến Thành… Mức giá lưu trú: 3-3,5 triệu đồng/phòng/đêm. Với mức giá này, nhiều du khách phản ảnh trên các diễn đàn du lịch, đồ ăn sáng tại đây không hấp dẫn, chất lượng dịch vụ chưa tương xứng với giá phòng.
Laguna Lăng Cô (Huế):
Du khách đến Huế đang tìm kiếm không gian nghỉ dưỡng sang trọng, đẩng cấp có thể ghé Laguna Lăng Cô. Điểm lưu trú này được chia thành nhiều khu, trong đó khu gia đình gồm các biệt thự, có hồ bơi riêng, kiến trúc mang đậm nét kiến trúc Á Đông. Mỗi căn biệt thự gia đình tại Laguna Lăng Cô có giá khoảng 5-10 triệu đồng/đêm. Ảnh: carriesbucketlist, Le Ha Truc.
Vinpearl Resort & Spa Halong (Quang Ninh):
Khu nghỉ dưỡng này nằm tại đảo Rêu, gần sân bay quốc tế Cát Bi, sở hữu nhiều tiện nghi đẳng cấp chuẩn 5 sao. Mức giá tại đây dao động từ 3-5 triệu đồng/phòng/đêm, phù hợp với nhiều đối tượng du khách. Tuy nhiên, nhiều khách du lịch đi theo gia đình đánh giá phòng nghỉ tại đây có diện tích hơi nhỏ. Ảnh: Phạm Lan Hương.
Dalat Palace (Lâm Đồng):
Dalat Palace là khách sạn lâu đời tại thành phố Đà Lạt. Trước đây địa điểm này có tên Langbian Palace, được xây dựng năm 1916 và hoàn thành năm 1922. Dalat Palace mang nét hoài cổ, đậm lối kiến trúc Pháp. Giá phòng tại đây dao động từ 2,7-3,2 triệu đồng/phòng/đêm. Mặc dù nổi tiếng, nhiều du khách nhận xét khách sạn này vẫn còn một số điểm trừ như đường truyền Internet không ổn định, đồ ăn không đa dạng, chủ yếu là các món kiểu Âu.
Intercontinental Nha Trang (Khánh Hòa):
Vì là điểm du lịch nổi tiếng, Nha Trang sở hữu nhiều thiên đường nghỉ dưỡng sang trọng cho du khách lựa chọn. Trong đó, Intercontinental Nha Trang là một trong 10 khách sạn vào top 10 khách sạn 5 sao tốt nhất Việt Nam. Mức giá lưu trú tại đây khoảng 3,5-4,5 triệu đồng/phòng/đêm. Tuy nhiên, nhiều du khách Việt than trời vì điểm nghỉ dưỡng này có nhiều khách làm ồn, ý thức kém.
Grand Hotel Saigon (TP.HCM):
Grand Hotel Saigon là một trong những khách sạn hạng sang lâu đời tại TP.HCM. Từ sân bay Tân Sơn Nhất, du khách mất khoảng 30 phút di chuyển đến đây. Khách sạn tọa lạc tại trung tâm quận 1, gần các điểm mua sắm, giải trí sầm uất. Mức giá lưu trú: 2,5-3 triệu đồng/phòng/đêm.
“Giải thưởng Du lịch Việt Nam” là danh hiệu cao quý nhất của ngành Du lịch do Bộ Văn Hoá, Thể thao và Du Lịch tổ chức 20 năm qua.
Giải thưởng nhằm thúc đẩy phong trào thi đua trong toàn ngành, nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm, tính chuyên nghiệp, thương hiệu của các doanh nghiệp du lịch, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển du lịch Việt Nam. Ngày 15/7, lễ trao giải “Giải thưởng Du lịch Việt Nam” đã tôn vinh các đơn vị là ngọn cờ đầu của ngành Du lịch Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành, khách sạn, cung ứng dịch vụ du lịch trên cả nước.
Năm nay, cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch và đơn vị truyền thông là 2 lĩnh vực mới, được tôn vinh trong lễ trao giải.